Bạn có hay đánh giá, chỉ trích người khác không? Ở chỗ làm, bạn có hay thì thầm với người làm chung về một ai đó sau lưng họ không?
Hôm nay bạn có đánh giá hay chỉ trích ai đó về cách ăn mặc của họ không? Sao người ấy mặc cái quần gì chật thế? Đàn ông sao mặc áo màu Hồng? Giống bóng vậy ?
Khi bạn chỉ trích, phán xét người khác, là lúc bạn cũng đang tự phán xét bản thân bạn đó, bạn có biết không?
Nếu bạn là người hay chỉ trích, xét đoán , bạn có thể đánh giá bất cứ cái gì mà bạn nhìn thấy được, chẳng hạn như bạn chỉ trích người chạy xe kế bên bạn, tại sao chạy nhanh quá? Xa lộ mà sao chạy chậm thế? Đỗi qua lane khác mà không mỡ đèn xi nhan. Sao mày ngu thế? Bạn kêu người khác ngu thì được , chứ ai mà kêu bạn ngu thì có chuyện lớn.
Khi trong đầu bạn nhen nhúm lòng xét đoán là lúc bạn cảm thấy mình là người không có quyền lực, thua thiệt hơn người khác; cảm thấy không xứng đáng….khi bạn đưa ra những nhận xét, chỉ trích ấy là lúc bạn đang trấn an bạn đó, chính bạn nói với bạn rằng bạn biết cách ăn mặc, thông minh hơn người khác, bạn giỏi hơn người khác. Bạn càng phán xét thì bạn càng bị tự ti.
Bạn có biết rằng suy nghĩ tiêu cực, bực dọc, xét đoán người khác dề làm cho bạn bị đau bụng, dau ngực, đau hàm, đau nhức người và nhất là đau vùng vai không?
Đánh giá hay phán xét người khác là điều tự nhiên của mỗi người chúng ta, ai cũng mắc phải , mức độ nặng hay nhẹ tùy theo mỗi cá nhân.
Những lúc như vậy, bạn hãy tự hỏi tại sao mình lại xét đoán người khác như vậy? Hành động ấy có làm cho bạn vui hơn không? Hay bạn cảm thấy buồn vì bạn bè ai, người thân ngại nói chuyện hay xin ý kiến gì của bạn?
Sau khi nhận ra điều không nên ấy, bạn nên tập và đổi cách suy nghĩ khác , cố gắng nghĩ thoáng hơn, lạc quan hơn. Suy nghĩ tiêu cực làm cho bạn sống bi quan, dể oán trách, dể đỗ thừa cho hoàn cảnh, cho người khác….tại thế này, vì thế kia…. 2 chữ tại và vì, là 2 chữ luôn ở trong đầu và cửa miệng khi nói ra.
Để khắc phục điều này, bạn luôn luôn nhắc nhở và để ý gạt đi ngay ý nghĩ xấu, khi nó bắt đầu chớm lên trong ý nghĩ hoặc trong đầu bạn liền nhé:!
1️⃣ Thông cảm cho người đối diện.
Chẳng hạn như người bồi bàn ( waiter/waitress) ở tiệm ăn hoặc người tình tiền (cashier) ở chợ, hôm nay nói chuyện không được vui, không được nhã nhặn, cách trả lời có vẻ cộc lốc…. bạn lúc đó có lẽ bực mình, không vui, và tự nhủ rằng, mình là khách hàng đi ăn, đi chợ…. đáng lẽ mình phải được tiếp đãi ân cần, vui vẻ, như câu “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” hay khách hàng là thương đế. Đằng này người ấy lại đối xử với bạn thiếu ân cần như vậy? Bạn hơi bực dọc phải không nào?
Để thoát ra ý nghĩ tiêu cực và sự bực mình trong đầu lúc ấy, bạn nên nghĩ thoáng hơn và thông cảm cho họ, có thể hôm nay trong người không được khỏe, nhưng vì cần tiền họ phải đi làm, hoặc ở nhà đang có chuyện gì đó, làm người ấy bị lo lắng chăng?
Bạn hãy thông cảm cho họ, cá nhân bạn, lâu lâu cũng bị vậy mà, thay vì bực mình, bạn hãy hỏi thăm họ 1 câu như “ hôm nay chị có khỏe không? Bữa nay làm chắc bận rộn lắm hả chị? Nhiều khi, chỉ 1 câu hỏi thăm ân cần ấy , có thể bạn làm cho cô ấy cảm thấy phấn chấn trong người thì sao?
2️⃣ Coi nhẹ vấn đề, dù gì sự việc cũng đã xảy ra rồi.
Ví dụ, con gái của bạn lỡ tay làm rơi cái chén hoặc cái ly xuống nền nhà, những mảnh vụn rơi tung tóe dưới sàn nhà, phản ứng tự nhiên bạn sẻ la hét , trách móc tại sao không cẩn thận để làm rơi…
Mình nghĩ, con bạn không cố tình làm rơi đâu, trong lòng con bạn cũng cảm thấy có lỗi, và lo sợ bạn sẽ la rầy;
thay vì là hét, trách móc… bạn hãy nói “ không sao đâu, con lỡ tay mà “ mình don đẹp là xong thôi con, lần sau con cần thân hơn nha.
Sự điềm đạm, bình tĩnh của bạn lúc ấy, làm cho con bạn nhận thấy rằng, Lần sau mình có lầm lỗi gì,
Mình cũng có thể đến chia sẻ với ba, mẹ. Một cách gián tiếp bạn cho con bạn sự tin tưởng nơi bạn .
3️⃣ Đừng dể tự ái hay để bụng (don’t take it personally)
Khi ai đó không đồng quan điểm với bạn hoặc có những lời nói thiếu tế nhị với bạn như “ sao mũi anh tẹt thế? Hay sao anh có cái tướng đi kỳ thế?” Bạn đừng để bụng hoặc buồn họ, ai khen bạn đẹp hay xấu không thành vấn đề, người có những lời nói ấy là do bên trong họ đang có những niềm đau, sự khó khăn bị dồn nén . Bạn chi là cái cớ để cho họ xả thôi.
4️⃣ Đừng tin vào lời đồn về một ai, khi bạn chưa tiếp xúc với người ấy.
Khi bạn nghe kể về 1 cá nhân nào đó không tốt, họ thế này, thế kia… nhưng bạn chưa có cơ hội tiếp xúc người ấy, thì không nên đánh giá họ hoặc nghĩ không tốt về họ, theo như những gì bạn đã được nghe.
Người đối diện sẽ đối xử với bạn đúng với những gì bạn đối xử với họ.
Tại sao cũng là một người, nhưng có người thì nhận xét người ấy tốt, sống biết điều, nhưng với người khác thì cho người ấy là xấu?
Bạn hãy suy nghĩ lại , đừng vội phán xét khi mình chưa trực tiếp đối diện hoặc làm việc chung với họ.
Giống như câu “ treat people the way you want to be treated”, ý muốn nói bạn muốn người khác tôn trọng bạn, thì trước tiên bạn phải tôn trọng người ấy đã.
5️⃣ Đừng đánh giá quá khứ
Chẳng hạn như ai đó lúc còn nhỏ hay chưỡi thề, ăn cắp, ăn trộm phá phách làng xóm … không có nghĩa khi lớn lên người ấy cũng sẽ như vậy. Hãy đánh giá những công việc và thành quả của họ ở hiện tại có được
6️⃣ Hiểu rỏ vấn đề trước khi đưa ra kết luận hoặc phê phán.
Chúng ta có khuynh hướng chê bai những người đã ly dị, họ thế này, thế kia. Mình nghĩ, đó là chuyện riêng tư, mình nên tôn trọng họ, chuyện bên trong của gia đình họ chỉ có họ mới hiểu nhiều nhất mà thôi, mỗi nhà mỗi cảnh.
Hay có người quan niệm rằng, người miền này thì sống keo kiệt, người miền kia thì xài hoang phí, người miền nọ thì chồng vũ phu…
7️⃣ Hãy đặt mình vào vị trí người khác trước khi phán xét nhé. Nếu là bạn, bạn có cảm thấy buồn không? khi ai đó không hiểu gì về bạn và xét đoán bạn như trên?
Do đó, đừng xét đoán, để khỏi bị đoán xét!
Better Yourself, Keep Learning ❤️
Katie Duong🩺